Dầu vừng (hay còn gọi là dầu mè) là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt vừng (sesame). Đây là một nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực và y học cổ truyền của nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước châu Á. Với màu vàng nhạt và hương vị đặc trưng, dầu vừng không chỉ làm gia vị cho món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Trong dầu vừng chứa một lượng lớn các chất béo không bão hòa, đặc biệt là axit béo omega-6 và omega-9, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, dầu vừng còn cung cấp vitamin E, các khoáng chất như canxi, magiê, sắt, kẽm, và chất chống oxy hóa như sesamin và sesamolin, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường và lão hóa.
Quy trình sản xuất dầu mè nguyên chất
Thu hoạch hạt mè
Hành trình của dầu mè bắt đầu từ việc thu hoạch hạt mè. Cây mè thường mọc ở vùng khí hậu ấm áp, phát triển mạnh ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar và Ethiopia. Sau khi vỏ mè già và chuyển sang màu nâu, chúng được thu hoạch bằng tay hoặc bằng máy. Vỏ quả sau đó được sấy khô để có thể lấy hạt dễ dàng.
Làm sạch hạt mè
Sau khi hạt được tách ra khỏi vỏ khô, chúng sẽ trải qua quá trình làm sạch kỹ lưỡng để loại bỏ tạp chất chẳng hạn như bụi bẩn, đá hoặc mảnh vụn thực vật. Bước này đảm bảo rằng chỉ những hạt giống chất lượng cao mới được đưa vào sản xuất dầu mè. Sau khi làm sạch, hạt được kiểm tra cẩn thận để loại bỏ những hạt bị hư hỏng hoặc đổi màu. Quá trình này thường bao gồm việc sàng lọc và rửa hạt mè trong nước để loại bỏ các chất cặn bẩn.
Rang hạt mè
Rang là một bước quan trọng trong sản xuất dầu mè vì nó làm tăng mùi thơm và hương vị của dầu. Các hạt đã làm sạch được đặt trong một thùng hoặc chảo lớn được làm nóng và rang ở nhiệt độ được kiểm soát. Quá trình rang giúp dầu tự nhiên trong hạt trở thành màu vàng nâu và có mùi thơm béo đặc trưng của dầu mè rang. Cường độ rang có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm hương vị mong muốn của sản phẩm cuối cùng.
Ép dầu
Sau khi rang, hạt mè được chuyển qua công đoạn ép lấy dầu. Trong sản xuất hiện đại, máy ép thủy lực hoặc trục vít thường được sử dụng trong quá trình này. Áp suất và nhiệt độ được điều chỉnh để tách dầu mè ra khỏi phần còn lại của hạt. Quá trình này tạo ra hai sản phẩm chính: dầu mè và bã mè.
Lọc và tinh chỉnh
Để đảm bảo độ tinh khiết và loại bỏ các tạp chất còn sót lại, dầu được chiết xuất sẽ trải qua quá trình lọc. Bước này giúp loại bỏ cặn hoặc chất rắn có thể xâm nhập vào dầu trong quá trình ép. Một số nhà sản xuất cũng chọn cách tinh chế dầu mè thông qua các quy trình như khử gôm, tẩy trắng và khử mùi. Các bước này giúp cải thiện độ trong, hương vị và thời hạn sử dụng của dầu.
Đóng gói và phân phối
Khi dầu đã được lọc và tinh chế, nó sẽ trải qua bước tiếp theo là đóng gói. Dầu mè thường được bảo quản trong chai thủy tinh tối màu để tránh ánh sáng và giữ được hương vị cũng như chất lượng. Các điều kiện bảo quản thích hợp, bao gồm nhiệt độ mát mẻ và tránh ánh nắng trực tiếp, là điều cần thiết để duy trì độ tươi của dầu.
Dầu mè có công dụng gì?
Dầu mè có nhiều công dụng và ứng dụng trong việc điều chế thức ăn và chắm sóc sức khỏe.
- Gia vị: Dầu mè được sử dụng như một loại gia vị để tăng hương vị và mùi hương cho các món ăn. Nó có mùi vị thơm đặc trưng và nồng nàn, làm cho các món ăn trở nên ngon miệng và hấp dẫn hơn.
- Chăm sóc da: Dầu mè cũng được làm thực phẩm chăm sóc da và tóc. Nó có khả năng dưỡng ẩm, giúp làm mềm da và tóc, cung cấp dưỡng chất và chất chống oxi hóa.
- Làm đẹp: Dầu mè được sử dụng để massage da, giúp thư giãn và thúc đẩy tuần hoàn máu. Nó cũng được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da và mỹ phẩm tự nhiên.
- Dầu mè chứa nhiều chát báo không bão hòa và chất chống oxy hóa, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Nó cũng giàu axit béo omega 6 và vitamin E có lợi cho sức khỏe tim mạch và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Cách phân biệt dầu mè
Dầu mè có 2 loại: Dầu mè sống và dầu mè chín
– Dầu mè sống: Thông thường trong chữa bệnh người ta thường sử dụng dầu mè sống bởi các chất dinh dưỡng trong dầu mè được đảm bảo chất lượng.
– Dầu mè chín: Dầu mè được chắt lọc lại sau khi đã ép dầu sống. Vì vậy, chắc chắn chất lượng của dầu mè chín sẽ không bằng dầu mè sống.
Để bạn có thể phân biệt được dầu mè nguyên chất hay dầu mè có pha trộn thì chúng ta có thể dựa vào các yếu tố sau:
Dựa vào màu sắc dầu mè: Dầu mè nguyên chất thường có màu vàng tươi, sẫm hơn màu dầu lạc một ít, nhưng có độ trong của dầu mè. Dầu mè chín thường có màu sậm đen hơn vì nó được chắc lọc sau khi đã lấy dầu sống.
Dựa vào mùi của dầu mè: Thông thường người ta chỉ có thể trộn dầu lạc vào dầu mè. Nên dầu mè nguyên chất sẽ có mùi mè rất dễ biết, khi bạn ngửi mùi nhạt thì chắc chắn dầu mè có pha trộn.
Phân biệt khi sử dụng: Dầu mè nguyên chất khi bạn uống một ít thì cổ bạn sẽ có dấu hiệu hơi rát cổ trong thời gian đầu sử dụng dầu mè. Nếu bạn sử dụng mà không có dấu hiệu đó thì chắc chắn dầu mè đó đã qua pha chế.